Mặc dù chỉ mới bước vào giai đoạn đầu phát triển nhưng ước tính quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã đạt mức 6 tỷ USD (bằng 1/20 thị trường Nhật Bản).
Bài toán giao hàng chặng cuối đối với các doanh nghiệp
Thay vì được sờ, nắm, cảm nhận trực tiếp tại cửa hàng rồi mới quyết định mua, ở thời đại số, khách hàng chỉ có thể cảm nhận được sản phẩm tại chặng cuối của quá trình mua hàng.
Chính vì vậy, giao hàng chặng cuối trở thành điểm tiếp xúc vô cùng quan trọng với khách hàng.
Doanh nghiệp không chỉ cần đảm bảo khách hàng hài lòng với sản phẩm mà còn phải đảm bảo khách hàng không thất vọng mới quá trình mua hàng của mình.
Khảo sát cho thấy:
- 74% khách hàng sẵn sàng chuyển sang nhà bán lẻ khác nếu như dịch vụ giao nhận của nhà bán lẻ hiện tại không đáp ứng được nhu cầu của họ (giao muộn hơn cam kết, giao sai sản phẩm,…)
- 47% khách hàng sẽ không bao giờ ghé lại thăm website của nhà bán lẻ đem lại trải nghiệm giao hàng kém
Rào cản chi phí khi xây dựng phương án giao hàng chặng cuối
Để thực hiện làm được điều đó, doanh nghiệp cần lựa chọn các giải pháp vận chuyển tối ưu nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, chi phí là một rào cản lớn khi muốn xây dựng giao hàng chặng cuối hoàn hảo.
Khảo sát cho thấy, giao hàng chặng cuối đang chiếm tới gần 30% tổng chi phí vận chuyển (bao gồm vận chuyển theo đường hàng không và đường biển).
Đối với các công ty thương mại điện tử lớn như Amazon, Alibaba, chi phí này còn nhiều hơn con số đề cập nói trên.
Gần đây, để tối ưu hiệu quả của việc giao hàng, Amazon đã mua lại Colis Prive để gây dựng kế hoạch xây dựng một công ty vận chuyển độc lập giúp quản lý chuỗi cung ứng và giải quyết các vấn đề phân phối hàng hóa chặng cuối.
Kỳ vọng giao hàng chặng cuối đặt ra thách thức cho các nhà bán lẻ và công ty giao nhận khi mở rộng mô hình kinh doanh từ Offline sang Online.
Tăng cường trải nghiệm của khách hàng với dịch vụ giao hàng chặng cuối
Tuy nhiên, việc giao hàng có thể gặp khó khăn do trong quá trình vận chuyển bởi ảnh hưởng từ giao thông, thời tiết, hình thức vận chuyển, địa chỉ cung cấp không chính xác, các yêu cầu, thủ tục,… trong khi khách hàng luôn muốn giám sát liên tục gói hàng của mình.
Làm thế nào để có thể câp nhật chính xác theo thời gian giao hàng thực?
Công nghệ sẽ là lời giải cho bài toán nói trên. Công nghệ giúp quản lý các tiến trình công việc, kiểm soát trải nghiệm khách hàng và cung cấp khả năng giám sát đảm bảo cho cả khách hàng và nhà bán lẻ.
Uber là một ví dụ hay về ứng dụng sự thông mình của công nghệ. Công ty này cung cấp cho khách hàng tính năng hiển thị vị trí chính xác của lái xe. Khách hàng sẽ làm theo hướng dẫn thông qua một bản đồ thời gian thực để biết chính xác khi nào xe đến. Mặt dù Uber hiện được dùng cho taxi nhưng người tiêu dùng đang bắt đầu mong đợi loại hình công nghệ này cho tất cả các dịch vụ, bao gồm cả giao hàng.
Sự mong đợi của khách hàng về thời gian giao hàng, kinh nghiệm phân phối tổng thể và giao tiếp cởi mở đã buộc các nhà bán lẻ trực tuyến phải đầu tư váo các giải pháp công nghệ mới, điển hình là công nghệ di động (nói trên) để quản lý hoạt động phân phối của mình. Quy trình xác nhận gioa hàng thông thường đòi hỏi nhiều công việc giấy tờ như lịch biểu, địa chỉ, tuyến đường, xác nhận giao hàng, lệnh gửi hàng, vận đơn, hóa đơn,… Thời gian mà các tài xế phải tốn cho giấy tờ trong quá trình này lầm chậm trễ thời gian giao hàng. Điều đó có thể làm giảm hiệu năng của chuỗi cung ứng và làm tăng chi phí. Số hóa quy trình bút mực sang dạng di động có thể giải quyết vấn đề này. Việc thực hiện các quy trình “giấy tờ” trên điện thoại di động kết hợp với hệ thống định vị toàn cầu GPS, khách hàng có thể nhận được bản cập nhật định tuyến theo thời gian thực, nhờ đó có thể nhận được thông báo gần như từng phút về thời gian giao hàng dự kiến.
.