Kinh tế khủng hoảng giúp tôi trở nên giàu có

Định nghĩa Thương mại điện tử

Thương mại điện tử (tiếng Anh là e-commerce hay electronic commerce) được định nghĩa ngắn gọn như sau “TMĐT là việc thực hiện các hoạt động thương mại dựa trên các công cụ điện tử, đặc biệt là Internet 

Định nghĩa Kinh doanh trực tuyến

Kinh doanh trực tuyến tiếng Anh là e-business, bên dưới là một số định nghĩa từ e-business

  • e-Business là việc kinh doanh trực tuyến, thường áp dụng cho một website kinh doanh trực tuyến, ví dụ eBay, Alibaba.
  • e-Business chỉ các doanh nghiệp áp dụng hệ thống thông tin ERP (Enterprise Resource Planning) để giao tiếp nội bộ và bên ngoài (với các đối tác) thông qua Internet (collaborating with business partners)

Trong chương trình này ta nói về khái niệm thứ 1: kinh doanh trực tuyến – thành lập và vận hành một mô hình trực tuyến nào đó, để kiếm tiền và làm giàu.

 

/// Năm 2017 kinh doanh gì vốn ít lời cao? – Năm 2017 kinh doanh gì vốn ít lời cao? -Mua sắm online xu hướng của thời đại internet – Bước khởi đầu kinh doanh nhỏ lẻ thành công ! ///

 

Kinh tế khủng hoảng giúp tôi trở nên giàu có

 

Lịch sử phát triển Thương mại điện tử

Từ khi Tim Berners-Lee phát minh ra WWW vào năm 1990, các tổ chức, cá nhân đã tích cực khai thác, phát triển thêm WWW, trong đó có các doanh nghiệp Mỹ. Các doanh nghiệp nhận thấy WWW giúp họ rất nhiều trong việc trưng bày, cung cấp, chia sẻ thông tin, liên lạc với đối tác… một cách nhanh chóng, tiện lợi, kinh tế. Doanh nghiệp, cá nhân trên toàn cầu tích cực khai thác thế mạnh của Internet, WWW để phục vụ việc kinh doanh, hình thành nên khái niệm TMĐT.

Thương mại điện tử làm thay đổi việc kinh doanh trên thế giới như thế nào?

Với Internet và TMĐT, việc kinh doanh trên thế giới theo cách thức truyền thống bao đời nay đã ít nhiều bị thay đổi, cụ thể như:

  • Người mua nay có thể mua dễ dàng, tiện lợi hơn, với giá thấp hơn, có thể so sánh giá cả một cách nhanh chóng, và mua từ bất kỳ nhà cung cấp nào trên khắp thế giới.
  • Internet tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì mối quan hệ một-đến-một (one-to-one) với số lượng khách hàng rất lớn mà cần nhiều nhân lực và chi phí.
  • Người mua có thể tìm hiểu, nghiên cứu các thông số về sản phẩm, dịch vụ kèm theo… qua mạng trước khi quyết định mua.
  • Người mua có thể dễ dàng đưa ra những yêu cầu đặc biệt của riêng mình để nhà cung cấp đáp ứng.
  • Người mua có thể được hưởng lợi từ việc doanh nghiệp cắt chi phí dành cho quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, thay vào đó, giảm giá hay khuyến mãi trực tiếp cho người mua qua mạng Internet.
  • Người mua có thể tham gia đấu giá trên phạm vi toàn cầu.
  • Người mua có thể cùng nhau tham gia mua một món hàng nào đó với số lượng lớn để được hưởng ưu đãi giảm giá khi mua nhiều.
  • Doanh nghiệp có thể tương tác, tìm khách hàng nhanh chóng hơn, tiện lợi hơn, với chi phí rất thấp hơn trong thương mại truyền thống.

Tóm lại:

  • Với Internet, TMĐT, quyền của người mua được gia tăng đáng kể: chọn lựa hàng hóa, tham khảo thông tin, khảo sát giá, mua từ bất kỳ nhà cung cấp nào trên mạng Internet, yêu cầu đặc biệt theo sở thích cá nhân, mua rẻ hơn, chính sách trả lại hàng nếu không hài lòng…
  • Với Internet, TMĐT, doanh nghiệp (người bán) phải cạnh tranh nhiều hơn, nỗ lực phục vụ khách hàng tốt hơn, lợi nhuận trên món hàng ít hơn, song, phục vụ thị trường lớn hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí kinh doanh hơn

Lợi ích Thương mại điện tử mang lại cho Doanh nghiệp

TMĐT nên được xem là một công cụ hỗ trợ thương mại truyền thống trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Bên dưới là những lợi ích TMĐT mang lại cho doanh nghiệp:

  • Quảng bá thông tin và tiếp thị cho thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp
  • Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: với TMĐT, DN có thể cung cấp catalogue, brochure, thông tin, bảng báo giá cho đối tượng khách hàng một cách cực kỳ nhanh chóng, DN có thể tạo điều kiện cho khách hàng chọn mua hàng trực tiếp từ trên mạng v.v…
  • Tăng doanh thu bán hàng: với TMĐT, đối tượng khách hàng của DN giờ đây không còn bị giới hạn về mặt địa lý. DN không chỉ có thể bán hàng cho cư dân trong địa phương, mà còn có thể bán hàng trong toàn bộ Việt Nam hoặc bán ra toàn cầu
  • Giảm chi phí hoạt động: với TMĐT, DN không phải chi nhiều cho việc thuê mặt bằng, đông đảo nhân viên phục vụ, kho chứa… Nếu DN sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nhân có thể ngồi nhà tìm kiếm khách hàng quốc tế qua mạng. DN còn tiết kiệm được chi phí trong việc quản lý dữ liệu, quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship Management) v.v…
  • Lợi thế cạnh tranh: kinh doanh trên mạng là “sân chơi” cho sự sáng tạo, nơi đây, doanh nhân tha hồ áp dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị v.v… Khi các đối thủ cạnh tranh của DN đều áp dụng TMĐT, thì phần thắng sẽ thuộc về ai sáng tạo hay nhất để tạo ra nét đặc trưng riêng (differentiation) cho DN, sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể thu hút và giữ được khách hàng.

KINH DOANH TRỰC TUYẾN: LỐI THOÁT THỜI KHỦNG HOẢNG

Trong thời điểm kinh tế suy thoái, việc phát triển kênh trực tuyến vừa giúp doanh nghiệp tăng thêm doanh số bán hàng nhờ thêm khách hàng mới, vừa tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên, giúp doanh nghiệp có thời gian tiếp cận những ưu khuyết của việc bán hàng trực tuyến, điều chỉnh dần những sai sót, chuẩn bị nhân lực và vật lực khi thương mại điện tử bùng nổ. Cũng giống như một mũi tên đạt được hai mục đích: vừa tăng doanh số bán hàng, vừa đón đầu tương lai.

MIẾNG BÁNH HẤP DẪN: Trong vòng khoảng hơn 10 năm, có những công ty đã phát triển từ những trang web bán lẻ lên thành những tập đoàn bán lẻ trực tuyến với giá trị thị trường hơn cả những tập đoàn bán lẻ truyền thống có lịch sử lâu đời.

Tại Việt Nam, kênh trực tuyến dù phủ khá nhiều ngành hàng: điện máy, điện thoại di động, sách, mỹ phẩm, ngân hàng, vé máy bay… nhưng đa phần chưa thực hiện hết chức năng mà hiện nay chủ yếu được sử dụng làm kênh marketing hơn là bán hàng.

Tâm lý này rất khó thay đổi khi mà ở Việt Nam, niềm tin giữa người tiêu dùng và nhà bán lẻ chưa cao. Lấy ví dụ một chuyện, người tiêu dùng gặp rất nhiều khó khăn trong việc đổi trả hàng khi không vừa ý. Rất ít nhà bán lẻ tại Việt Nam cung cấp dịch vụ đổi trả hàng không cần lí do trong vòng thời hạn nhất định sau khi mua hàng, một quy định rất phổ biến tại các nước đã phát triển.

Đặc biệt trong thời điểm kinh tế suy thoái, việc phát triển kênh trực tuyến giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng nhờ thêm khách hàng mới mà kênh truyền thống không tiếp cận được (tại Anh, doanh số bán lẻ trực tuyến trong năm 2008 vẫn tăng 32%, trong khi doanh số kênh phân phối truyền thống chỉ tăng 1.2%), vừa giúp doanh nghiệp tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên các bộ phận đang bị ảnh hưởng bởi suy thoái, có thời gian tiếp cận những ưu khuyết của việc bán hàng trực tuyến, điều chỉnh dần những sai sót, chuẩn bị nhân sự và chuyên môn cho vài năm tới, khi thương mại điện tử bùng nổ. Việc đầu tư kênh bán hàng trực tuyến vào thời điểm này có thể coi như một mũi tên đạt được hai mục đích: vừa tăng doanh số bán hàng, vừa đón đầu tương lai.

GIẢM GÁNH NẶNG CHI PHÍ: Những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam, sau thời gian mở rộng quá nhanh và quá nóng trong năm 2007, phải chịu áp lực khá lớn về chi phí mặt bằng và nhân sự, có doanh nghiệp đã phải đóng bớt cửa hàng. Kênh bán hàng trực tuyến có thể giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí.

Thứ nhất, với cửa hàng trực tuyến, doanh nghiệp có thể cập nhật giá cả và các thông tin khác liên tục, không giống như việc in ấn catalogue giấy truyền thống đã in ra thì không thay đổi được. Việc này giúp công ty vừa giảm chi phí in ấn, vừa thể hiện cho khách hàng thấy tính năng động,…..

Thứ hai, cửa hàng truyền thống thường bị giới hạn về diện tích, quầy kệ trưng bày hàng trong khi với cửa hàng trực tuyến, công ty có thể giới thiệu tất cả các loại sản phẩm mà không lo ngại hết chỗ.

SÂN CHƠI KHÔNG CỦA RIÊNG AI:

Sân chơi trực tuyến không chỉ dành cho các công ty lớn. Người dùng internet ngày càng có xu hướng dùng các công cụ tìm kiếm để tìm thông tin sản phẩm, dịch vụ và tìm đến trang web thông qua công cụ tìm kiếm. Các cửa hàng với sản phẩm chuyên dụng nếu biết cách tiếp thị trực tuyến hiệu quả sẽ tiếp cận được khách hàng mục tiêu của mình với chi phí thấp.

 

Kiến thức chung về Thương mại điện tử và Kinh doanh trực tuyến.

Thương mại điện tử – Kinh doanh trực tuyến – Marketing online.

Những sai lầm thường thấy trong thương mại điện tử .

Kinh doanh thương mại điện tử không nên theo trào lưu.

Bán hàng trực tuyến – Lối thoát thời kỳ suy thoái, khủng hoảng kinh tế.

Cùng Doanh nghiệp Tìm lối thoát trong khủng hoảng.

Kinh tế khủng hoảng giúp tôi trở nên giàu có.

CÁCH KINH DOANH ÍT VỐN THỜI KHỦNG HOẢNG.

Kinh Doanh Mặt Hàng Gì Thời Khủng Hoảng, Bí quyết làm giàu.

ý tưởng kinh doanh thời khủng hoảng. .